Quy trình sản xuất Hộ lan tôn sóng

Công ty CP cơ khí và xây dựng Hà Thái là đơn vị sản xuất, cung cấp sản phẩm cho hệ thống an toàn giao thông trên các tuyến đường khắp cả nước. Các sản phẩm tiêu biểu như: Hộ lan tôn sóng (Hộ lan mềm), Lan can cầu, Biển báo giao thông, Cột đèn tín hiệu giao thông, Cột đèn chiếu sáng, Lưới chống chói, Giá long môn, Dải phân cách, Bục đảo giao thông, Tường lưới B40, Khe co giãn, Đinh phản quang, Sơn dẻo nhiệt phản quang,…

Liên hệ để nhận báo giá nhanh nhất

Trong những năm qua Hà Thái đã tham gia sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt cho rất nhiều công trình giao thông lớn nhỏ từ Bắc vào Nam. Chúng tôi đã tham gia cung cấp thiết bị an toàn giao thông và thi công cho nhiều công trình lớn và có tầm quan trọng huyết mạch như:

CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TIÊU BIỂU MÀ HÀ THÁI THAM GIA CUNG CẤP VÀ THI CÔNG LẮP ĐẶT

Quý công ty, quý khách hàng có nhu cầu cần đơn vị sản xuất cung cấp sản phẩm thiết bị an toàn giao thông cho hệ thống an toàn giao thông vui lòng liên hệ qua hotline hoặc zalo để được báo giá nhanh nhất.

1.Hộ lan tôn sóng là gì?

Hộ lan tôn sóng là gì?

Hộ lan tôn lượn sóng còn được gọi là hộ lan tôn sóng hay hộ lan mềm là một trong những sản phẩm thuộc hệ thống ATGT trên các tuyến đường .

Mục đích của việc thiết kế hộ lan tôn sóng là để đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế tối thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn khi lưu thông trên đường. Ngoài ra hộ lan còn được sử dụng để giảm bớt xung lực, làm giảm tốc độ của xe và ngăn các phương tiện giao thông khỏi sự chệch hướng từ làn đường đang di chuyển sang làn ngược chiều.

Trong một số trường hợp như đường đèo dốc, đường bị hạn chế tầm nhìn có nguy cơ xảy ra tai nạn thì hộ lan được sử dụng làm rào chắn bảo vệ phương tiện tránh việc bị văng ra ngoài, rơi xuống các chỗ nguy hiểm làm tăng thiệt hại khi xảy ra tai nạn.

2. Vị trí lắp đặt Hộ lan tôn sóng ở đâu?

Hộ lan tôn sóng thường được lắp đặt ở các đoạn đường có nguy cơ xảy ra tai nạn, các đoạn đường cong, đường đèo hoặc đường cao tốc. Cụ thể hộ lan tôn sóng được lắp đặt tại các vị trí như:

+ Chắn hai bên lề đường cao tốc

+ Chắn tại các đường dẫn đầu cầu, trạm soát vé

+ Tại các vị trí có lề đắp cao hơn 3m

+ Chắn tại các nơi đường đèo, vực, ngăn cách các làn đường, khu đông dân cư

+ Chắn phân cách đường ray khi có đường tàu ở khu đôn g dân cư

3. Quy trình sản xuất Hộ lan tôn sóng

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu:

Vật liệu chính để sản xuất hộ lan tôn sóng là thép SS400 và thép SS540

Yêu cầu đặc điểm cơ tính của thép SS400:

+ Giới hạn độ bền của thép: >400MPa

+ Giới hạn chảy của thép: >245MPa

+ Độ giãn dài của thép: >21%

Yêu cầu đặc điểm cơ tính của thép SS540:

+ Giới hạn độ bền của thép: >483MPa

+ Giới hạn chảy của thép: >400MPa

+ Độ giãn dài của thép: >12%

Đối với phần cột đỡ và đai đệm loại thép sử dụng là thép SS400 có độ dày 4mm – 5mm

Đối với phần tấm sóng sử dụng loại thép SS540 có độ dày 3mm

Đối với bu lông và đai ốc sử dụng loại thép SS400.

Bước 2: Tạo sóng và đột lỗ tấm sóng

Để tạo sóng và đột lỗ, thép SS540 sẽ được đưa vào máy chuyên dụng để thực hiện hiện. Các thông số như chiều dài của tấm sóng, khoảng cách các lỗ trên tấm sóng đều được thiết lập tự động trên máy. Kích thước chiều dài của tấm sóng là từ 3m-6m tùy vào yêu cầu từ bản vẽ thiết kế của khách hàng.

sản xuất hộ lan tôn sóng

Bước 3: Gia công cột và đai đệm

Thép SS400 sẽ được cắt thành nhiều đoạn có chiều dài từ 2m-3m (theo bản vẽ thiết kế). Đối với cột tròn sẽ được hàn thêm bịt đầu cột để tránh nước mưa vào trong ống thép làm ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của cột. Còn đai đệm sẽ được đo theo kích thước của cột để điều chỉnh thông số phù hợp với từng loại cột.

Bước 4: Phủ lớp chống gỉ

Sau khi hoàn tất gia công tôn sóng và cột đỡ, các bộ phận này sẽ được chuyển đi phủ lớp chống gỉ bên ngoài. Để đảm bảo lớp phủ chống rỉ bám lâu và đảm bảo thì sản phẩm trước khi mạ kẽm cần đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Kim loại nền dùng để mạ phải có nhiệt nóng chảy cao hơn nhiệt độ của hộ lan tôn sóng.

+ Bề mặt hộ lan phải được làm sạch gỉ, bụi bẩn hay dầu trước khi phủ lớp chống gỉ

+ Dễ tạo màng trợ dung kín để tăng khả năng thấm ướt kim loại nóng chảy.

Có 3 phương pháp phủ lớp chống gỉ được Hà Thái sử dụng đó là:

+ Mạ kẽm nhúng nóng: đây là phương pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất. Sau khi hộ lan được làm sạch sẽ được nhúng vào dung dịch kẽm nóng chảy. Kẽm sẽ bám vào bề mặt hộ lan và tạo một lớp màng bảo vệ chống ăn mòn.

+ Mạ kẽm điện phân: Để kẽm bám được vào bề mặt kim loại cần vệ sinh bề mặt kỹ trước khi bắt đầu quá trình mạ. Khi bề mặt kim loại đã được đảm bảo thì hộ lan sẽ được đấu nối với các điện cực và đưa vào giá treo lên rồi chuyển vào bể mạ. Sau khi kết cấu ngâm hoàn toàn trong bể mạ, cầu dao điện được đóng lại và những ion sẽ bám dính dần dần trên bề mặt kim loại.

+ Sơn chống gỉ: Sản phẩm trước khi được sơn cần được xử lý bề mặt sạch sẽ để đảm bảo độ bám của sơn. Sau thời gian 2-3 giờ thi công lớp sơn lót chống gỉ cần kiểm tra sơn đã khô hay chưa. Nếu sơn chưa khô thì tiếp tục chờ sơn khô đều hết mới tiến hành sơn lớp phủ ngoài để hoàn thiện. Lớp sơn phủ thường là màu trắng – đỏ.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG HÀ THÁI

☎ Điện thoại: 0921 527 666

☎ Điện thoại: 0983 895 885

 Điện thoại: 0989 591 525

✈ VP Hà Nội: Ô số 26 điểm CN-TTCN làng nghề, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.

✈ VP Nghệ An: Số 159 Đ.Trường Chinh , TP Vinh , Nghệ An

✉ Email: Pkdhathai@gmail.com

➡ Website : https://hathaijsc.com.vn

Fanpage: Cơ khí và xây dựng Hà Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *